Trang

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Các bước seo


SEO cũng giống như làm PR, cần có phương án, kế hoạch khoa học, cụ thể. Làm seo không đúng cách sẽ không mang lại hiệu quả, mà còn phản tác dụng.Quy trình seo như sau

Bước 1: Khảo sát thông tin khách hàng
  • Lấy thông tin về doanh nghiệp khách hàng
  • Xác định lĩnh vực hoạt động, mức độ cạnh tranh
  • Lên danh sách các đối thủ cạnh tranh, xác định hình thức quảng bá của họ
Kết thúc bước này, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp, ngành hoạt động, tính cạnh tranh trong ngành, từ đó đưa ra phương án quảng bá phù hợp (không nhất thiết phải là quảng bá qua Internet)

Bước 2: Khảo sát website (áp dụng cho doanh nghiệp đã có website)
  • Domain đang sử dụng là gì? Website sử dụng công nghệ nào? Máy chủ đặt ở đâu? Tốc độ nhanh hay chậm?
  • Kiểm tra tính tối ưu của website: tốc độ truy cập, cache dữ liệu, băng thông....
  • Kiểm tra khả năng seo hiện tại: check lại các thẻ meta, title, description, content, footer, xem đã đặt đúng chưa, có hiệu quả hay không?
  • Kiểm tra tốc độ load trang, số lượng ảnh, file flash... và các dữ liệu nặng khác
  • Xác định Rank hiện tại: rank Google, Alexa
  • Xác định vị trí website khi search trên Google với các từ khóa là domain, từ khóa là tên công ty, từ khóa theo lĩnh vực hoạt động
  • Kiểm tra sitemaps hiện tại của trang, có sitemap hay không, sitemap có hiệu quả không?
  • Số lượng page đã được Google, Yahoo, Bing index trên trang
  • Số lượng Backlink (link trên trang khác) tìm thấy trên Google
Kết thúc bước này, có thể biết được khả năng hiện tại của website, từ đó có phương án sửa chữa, tối ưu, nâng cấp website phù hợp cho việc seo.

Bước 3: Tối ưu hóa website

  • Nâng cấp máy chủ, nếu máy chủ không đáp ứng nhu cầu
  • Sửa lại website, thêm thẻ keyword, description, copyright...
  • Tạo sitemaps, submit sitemaps lên các search engine
  • Tạo cache site trên máy chủ: filecache, memcache, apc-cache, x-cache
  • Cài đặt Gzip tăng tốc website
  • Tạo các trang refer, các trang refer được đặt trên những server quốc tế, tốc độ cao.

Bước 4: Lập các thống kê

  • Tạo tài khoản thống kê trên Google, Yahoo, Bing, Alexa, Ask và một số search engine khác.
  • Thống kê kết quả theo ngày, tháng, kỳ

Bước 5: Biên tập & Quảng bá

  • Bước 5-A: cập nhật nội dung
    • Tạo chuyên mục Tin tức, cập nhật nội dung thường xuyên cho trang.
    • Submit các bản tin mới lên các site: Linkhay, Digg, Sigg...
    • Việc cập nhật nội dung được tiến hành thường xuyên, hàng ngày. Cuối tuần GLink sẽ có báo cáo cho khách hàng về số lượng bài viết mới.
  • Bước 5-B: Quảng bá website
    • Tạo account quảng bá trên các mạng: Facebook, MySpace, Yahoo, LinkIn, Twitte, BlogViet
    • Tạo trang blog riêng trên Yahoo, BlogViet, Opera, Blogger
    • Cập nhật nội dung, xây dựng mạng lưới kết bạn trên Facebook, MySpace, Yahoo, Twitte, tạo fanclub trên Facebook.
    • Tạo Account trên các forum (tối thiểu 100 forum), tạo chữ ký chứa backlink vào dòng quảng cáo, chăm sóc các chuyên mục trên những forum này, tối thiểu một ngày sẽ có 30 - 50 bài viết trên các forum.
    • Submit link website lên các web directories của Việt Nam và nước ngoài, tối thiểu 1000 web directories.
    • Cập nhật nội dung trên các blog khởi tạo, submit nội dung này lên các trang chia sẻ: Sig, Digg, Linkhay, Tagvn.com
    • Tạo account trên các trang rao vặt: Rongbay.com, Enbac.vn, Timnhanh.com, Chodientu.com, Vatgia.com...
    • Tạo gian hàng trên Enbac, Chodientu, Vatgia
    • Submit từ 10-20 tin/ngày
Bước 5-C: Gửi Email Marketing
  • Xác định list email tiềm năng cho site: 20.000 - 100.000 email
  • Viết nội dung mail, tiến hành lên lịch gửi mail
  • Kiểm tra mail reply, trả lời email, lên danh sách khách hàng tiềm năng từ việc gửi mail

Bước 6: Xây dựng hệ thống quản lý khách hàng (tùy chọn)
  • Hệ thống quản lý khách hàng trực tuyến sẽ thống kê thông tin khách hàng, quản lý thông tin liên hệ, lên kế hoạch làm việc, chuẩn hóa quy trình sales & marketing của doanh nghiệp.

Trên đây là các bước công việc chính cần tiến hành khi quảng bá website doanh nghiệp. Tùy từng trường hợp cụ thể, kế hoạch trên có thể được thay đổi để phù hợp hơn.

Thế nào là seo

  • SEO là chữ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). 
  • SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm. 
  • Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là những nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng. 
  • Các công cụ tìm kiếm hiển thị một số dạng danh sách trong trang kết quả tìm kiếm (SERP) bao gồm danh sách trả tiền, danh sách quảng cáo, dánh sách trả tiền theo click và danh sách tìm kiếm miễn phí. 
  • Mục tiêu của SEO chủ yếu hướng tới việc nâng cao thứ hạng của danh sách tìm kiềm miễn phí theo một số từ khóa nhằm tăng lượng và chất của khách viếng thăm đến trang.
  • SEO đôi khi là một dịch vụ độc lập hay là một phần của dự án tiếp thị và có thể rất hiệu quả ở giai đoạn phát triển ban đầu và giai đoạn thiết kế website.
  • Hiện nay, nhận thức của người quản trị website tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung nhận biết việc tối ưu hóa website để các máy tìm kiếm trỏ tới rất ít. Người sử dụng không ý thức được tầm quan trọng của việc tối ưu hóa website, hoặc làm các phương thức để các máy tìm kiếm trỏ đến. 
  • Hiện trên mạng Internet có nhiều công cụ tìm kiếm, trong đó 1 số công cụ tìm kiếm hữu hiệu nhất và phổ biến nhất:
    • Google.com
    • Yahoo.com
    • Live.com (MSN.com)
    • Bing
    • ......................
SEO có thể coi như là một kỹ thuật, một bí quyết thực sự đối với mỗi người quản trị, xây dựng website hay đơn thuần là người làm trong lĩnh vực truyền thông.